Hà Nội băm sáu phố phường wiki* Ngay Nay PDF *Bản thảo chưa được xuất bản của một cuốn sách xuất bản năm 1942 (1)Hà Nội băm sáu phố phường thứ ba Khai Hưng (2)追記 タック・ラム作 バインイットの呼び名(訳者による題) 原文 抄訳 |
1.Hà Nội băm sáu phố phường thứ baKhai Hưng Hanoi nổi tiếng là một thành phố đẹp, là một viên ngọc quí của Đông dương. Sự thực thì chùa Ngọc sơn và hồ Hoàn kiếm quả là một viên kim cương nạm trong ngọc bích, đặt trên một cái đệm nhung, nhiều màu rực rỡ -- tức là những vườn hoa viên quanh hồ. Nhưng vườn hoa của thành phố bao giờ cũng là những kỳ công của các ông đốc lý nổi tiếp nhan đền cai trị các thành phố xinh đẹp này. Mỗi cải một vẻ; vườn hoa bên đền Quán-thánh sạch sẽ, kháu khỉnh, tô điểm như một cô gái tân thời. Vườn hoa Robin đải các, sang trọng như một bà hoàng, vườn hoa Paul Bert nền nếp như một cô đứng tuổi nhưng vẫn còn đỏm dang... Riêng vườn hoa Hàng Than là như một cô xấu số bị bỏ lay bỏ lát chẳng được thành phố ngó tới. Ngày xưa cô ta giả lắm. Mà cũng chẳng ra một cái vườn hoa nữa. Đó thường chỉ là nơ, tụ họp của các trỏ vui, nhưng ngày hội Chính trung. Người ta leo cột mỡ ở đấy. Người ta bịt mắt bắt vịt, bắt dẽ ở đấy. Người ta chọc thủng, nhảy bị ở đấy. Sau những ngày hội nô đùa, cái vườn hoa đã cằn cỗi càng rán reo rúm ró thêm. Nhưng một hôm, vào cuối xuân năm ngoái, bỗng người ta đề ý sãn sóc đến cô gái nạ dòng. Hăng ngày có tới vài chục phu, vừa đàn ông vừa đàn bà đến cuốc, xới, nạo bớt đất đi cho vườn hoa đỡ cao, đỡ gù, đỡ lọm khọm. Rồi khi đất đã san bẳng phẳng, người ta xe những xe cộ đến đề trồng. Người ta chăm chỉ, cần cù trồng từng cây cỏ một, thứ có mà người ta đã chọn lọc kỹ càng, không đề lẫn vào những loài cỏ xấu. Tôi thường đi qua đó và tôi phải cảm đọng dừng lại ngắm nghía những người đân bà, những cô con gái, thong thả, khoan thai dãn gốc cỏ nọ sau gốc cỏ kia xuống một thứ đất nhỏ và mịn như bột rảy. Và bất giác tôi nghĩ tới hai câu thơ của thi sĩ Yên- Đồ; Trong nhà ông bảy rặt chai, Ngoài sân ông trồng toàn cổ. Thì ra trồng cỏ cũng là một việc khó khăn làm vậy. Sau một tuần, cỏ cấy đã kín, chỉ trừ ra những lối đi ngoắt nghèo trong vườn, và cac đầu luống có giáp với đường: ở đấy, người ta trồng những cây xương rồng hoa đỏ, mục đích cốt để xiên gai vào chân những ngườiqua lại hay vô ý xéo lên cỏ, vô ý mộtcách lười biếng, cố nhiên. Người ta chỉ còn việc tưới cỏ. Ngày ngày hai buổi người ta cho vôi cao xu phun nước như mưa bay. Và không cần suy nghĩ cũng đoán được rằng chẳng bao lâu cỏ sẽ tốt hơn lúa ở ruộng bón phân. Một tấm thảm xanh rờn. Bao công phu mới có một cảnh êm đềm đẹp đẽ như thế. Nhưng lại một hôm người ta vàocuốc, vác sẻng đến, người ta hủy hụych đảo những rãnh theo đường chu chỉ? chạy qua tấm thảm xanh rơn. Và từ đó, đề tránh khỏi phải nhảy qua rãnh, người ta thường đi len cỏ vừa êm vừa mất chân, nhất khi người ta lại đi chan không. Bây giờ thì chỉ còn những gò đống và những hầm hố. Cỏ bị giày xéo đãc hết từng đàm, từng khoảng rộng, thứ cỏ mà người ta đã chọn lọc, mà ngừoi ta đã thong thả khoan thai trồng từng cây một. << Chiến tranh ! >> Ý nghĩ ấy không sao không lọt vào đầu óc chúng ta mỗi khi chúng ta qua nơi vườn hoa bi xẻ. Chiến tranh chỉ có một mục đích tàn phá. Và thành phố Hanoi ta mới theo đuổi công cuộc phòng thủ, cái cảnh tàn phá – tuy là tàn phá trong hòa bình – đã hiện ra trước mất rồi. Phụ Thêm (; bánh bẻo)Một bạn đọc, sau khi xem mấy bài của < Hanoi 36 phố phưng >, đã có nhã ý nhắc cho tôi biết những sai lầm mà tôi đã mắc phải. Theo bạn đó, << thứ bánh bột hình cái chén bé, nhân ruốc thịt trộn với ruốc tôm, gọi là bánh bèo, hay bánh bèo Sài Gòn. Và thứ bánh bột trong, trông rõ nhân tôm, thịt, mộc nhĩ, gọi là bánh rợm, không phải là bánh ít. Bánh ít hay là bánh nóc đình thì tròn như quả vải tàu, trong có nhân ngọt bằng dừa, thường gói vào mảnh lá chuối cắt tròn, và gấp nhọn, có 4 cạnh như cái nóc đình. Bánh này quê ở Sài Gòn >>. Tôi rất vui mừng được bàn chuyện... bánh với một độc giả sành ăn, và sung sướng được học thêm những điều chưa biết. Từ nay cuộc du lịch quanh co trong các thức quà của tôi không lẻ loi nữa, vì đã có người chia xẻ mặn nhạt, và ngọt bùi (theo nghĩa mặn). Cái bánh bột nhỏ như cái chén đó, tôicũng thấy người ta gọi là bánh bèo. ( Có lẽ vì giống bánh bèo chăng ? ). Tôi cũng lại thấy có người làm nhân với ruốc tôm không thôi. Và một thứ bánh bột đặc, đồ trong cái lá dong dựng thành, tựa như cái thuyền, trên rắc ít hành mỡ, người ta cũng gọi lá bánh bèo. Hai thứ cùng gọi thế có phần lẫn lộn? Chi bằng chỉ có bột và tôm, thì gọi cái bánh trên kia là bánh tôm có tiện hơn chăng? Âý là tôi nghĩ thế, còn phải hay không xin để quyền hải nội chư quân tử định đoạt. Còn cái bánh rợm, theo như chỗ tôi biết, là một thứ bánh bột nếp, dẻo và dính tay (vì vậy người ta cũng gọi là bánh nếp, để phân biệt với bánh tẻ) –, có nhân
đậu và mỡ. Cái thứ bánh
<< nóc đình >> ở các cao
lâu, tôi cũng được nghe họ gọi là bánh ít.
Nhưng
cái bánh bột nhân tôm, ở vùng tôi, và trong gia đình tôi, cũng gọi là bánh ít. Cụ tôi, một người Huế rất sành bánh
trái, rất hay làm
bánh ấy. Đôi khi nhân rỗi, người nặn bánh hình nửa chiếc lá, và vắt cái điểm lên như lớp sóng: gọi là bánh bẻ. Bởi vậy tôi cũng gọi nó là bánh
ít nhân tôm, và muốn gọi cái thứ bánh
<< nóc đình >> kia là bánh nhân dửa. Hoặc cứ giữ cho nó cái
tên gọi < nóc đình >, có phải kỳ thú và phong phiếm hơn không, tuy theo ý tôi,
hình thù lá gấp giống cái kim tự tháp hơn là cái nóc
đình. Nhưng, trở lên, cũng mới là những ý nghĩ, những dự định mà thôi. Vì vấn đề gọi tên bánh là một vấn đề quan hệ, có liên lạc đến vị ngon của bánh và cái thưởng thức của người ăn, không phải là một vấn đề bàn chơi được. Đức Khổng Tử đã có nói ( hình như thế ) : Danh không chính thì ngôn không thuận. Ở trường hợp này, thực không thuận. Nó là bánh bèo, mà ta lại gọi là bánh tôm, tất nó không chịu. Ta tưởng ăn bánh tôm, nhưng đến lúc nuốt, nó nhảy ra mà kêu rằng: không, tôi là bánh bèo cơ! thì rầy rà. ( Câu pha trò hơi nhạt ) ---- Người bạn đọc trên kia lại nói rằng << còn một thứ quà Hanoi, thật là Hanoi, mà chưa được nói đến, là quà < bánh đúc, tương, đậu rán >>. Quả là một thứ quả ngon. Bánh đúc thì béo nồng, tương thì ngọt đậm, mà đậu rán thì ngậy phồng. Nhưng thật là Hanoi thì tôi không dám chắc, vì vùng quê ta đâu đâu cũng thường ăn. Có chăng ở Hanoi ngon hơn, cái đó cũng không lấy gì làm lạ, vì người Hanoi vốn đã cho ta quen cái tài năng một việc ăn uống cỏn con đến mực một nghệ thuật tinh vì và siêu đẳng. T.L. Ngày Nay số 213 22-06-1940 |